Trọng lượng tấm thép là một yếu tố quan trọng trong việc thiết kế và tính toán các công trình kết cấu bằng thép. Việc tính toán trọng lượng tấm thép giúp chúng ta đánh giá được khối lượng vật liệu cần sử dụng và hiểu rõ hơn về tải trọng cũng như khả năng chịu lực của hệ kết cấu. Trong bài viết này, cùng Inox Kim Vĩnh Phú tìm hiểu về một số cách tính trọng lượng tấm thép nhé!
Nội dung bài viết
1. Tại sao cần tính trọng lượng thép tấm?
Khi biết công thức tính trọng lượng thép tấm, bạn có thể dự đoán được lượng thép cần thiết cho một công trình, đảm bảo không mua dư thừa hoặc thiếu hụt vật liệu. Ngoài ra, việc nắm rõ trọng lượng của thép sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong các công việc như thiết kế, lập bản vẽ và thực hiện các phép toán cần thiết trước khi bắt tay vào xây dựng một dự án cụ thể.
Điều này giúp phân phối hợp lý và khoa học lượng thép cho các công trình cần được bố trí. Cũng như giúp kiểm tra xem số lượng vật tư thực tế có khớp với số lượng đã đặt hay không.
2. Cách tính trọng lượng tấm thép
2.1. Cách tính trọng lượng của tấm thép trơn
Trọng lượng của tấm thép được tính bằng công thức sau:
Trọng lượng thép tấm (kg) = Độ dày (mm) x Chiều rộng (mét) x Chiều dài (mét) x Khối lượng riêng (g/cm3)
Khối lượng riêng của thép là: 7.85 (g/cm3)
Ví dụ: Tính trọng lượng (khối lượng) của 1 tấm thép tấm 10mm x 1.5m x 6m như sau:
Theo công thức, ta sẽ tính được trọng lượng tấm thép như sau:
Tấm thép 10mm = 10 x 1.5 x 6 x 7.85 = 706.5 kg
Bạn có thể dùng công thức trên để tính cho các vật tư, sản phẩm như: Tấm inox, tấm inox màu, thanh la inox, pat inox,..
2.2. Cách tính trọng lượng tấm thép gân
Dưới đây là công thức cách tính trọng lượng tấm thép gân:
Trọng lượng tấm thép gân = [khối lượng riêng (g/cm3) x Chiều dài (mét) x Chiều rộng (mét) x Độ dày (mm)] + [3 x Chiều rộng (mét) x Chiều dài (mét)]
Ví dụ: Tính trọng lượng (khối lượng) của 1 tấm thép tấm gân 5ly x 1200 x 6000 như sau:
Trước tiên cần quy đổi đơn vị để áp dụng công thức tính như sau:
- 1200mm = 1.2m
- 6000mm = 6m
Trọng lượng 1 tấm thép tấm gân 5mm = (7.85 x 6 x 1.2 x 5) + (3 x 1.2 x 6) = 304.2 kg
Bạn có thể dùng công thức trên để tính cho các vật tư, sản phẩm như: tấm inox dập gân, tấm inox đúc gân,…
2.3. Cách tính trọng lượng tấm thép tròn
Dưới đây là công thức tính trọng lượng tấm thép tròn:
Trọng lượng tấm tròn (kg) = 6.25 x Đường kính (m) x Đường kính (m) x Độ dày (mm)
Ví dụ: tính trọng lượng tấm tròn đường kính 0.55m x dày 25mm:
Trọng lượng tấm tròn = 6.25 x 0.550 x 0.550 x 25 = 47.2656 kg
Bạn có thể dùng công thức trên để tính cho các vật tư, sản phẩm như: mặt bích inox,…
3. Bảng tra quy cách, trọng lượng tấm thép
Nếu bạn cảm thấy việc tính toán ra trọng lượng tấm thép khá mất thời gian và dễ bị sai sót thì có thể sử dụng bảng tra quy cách và trọng lượng tấm théo dưới đây. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng đây chỉ là bảng trọng lượng của thép tấm với các quy cách thông dụng. Trọng lượng có thể khác nhau tùy thuộc vào kích thước và loại thép tấm sử dụng.
Trong bảng tra trọng lượng tấm thép có sử dụng một số ký hiệu. Sau đây là diễn giải để bạn hiểu rõ hơn:
- T: độ dày
- R: khổ rộng
- D: chiều dài
3.1. Bảng quy cách, trọng lượng thép tấm thông dụng
Kích thước: T*R*D (mm) | Tiêu chuẩn | Trọng lượng (kg/tấm) |
2*1250*2500 | SS400 – TQ | 49,06 |
3*1500*6000 | SS400 – TQ | 211,95 |
4*1500*6000 | SS400 – Nga | 282,6 |
4*1500*6000 | SEA1010 – Arap | 353,3 |
5*1500*6000 K | SS400 – Nga | 353,25 |
6*1500*6000 | SS400 – TQ | 423,9 |
6*1500*6000 | SS400 – Nga | 423,9 |
6*1500*6000 K | SS400 – Nga | 423,9 |
6*1500*6000 | CT3 – KMK | 423,9 |
6*1500*6000 | CT3 – DMZ | 423,9 |
8*1500*6000 | CT3 – KMK | 565,2 |
8*1500*6000 | SS400 – Nga | 565,2 |
8*1500*6000 K | SS400 – Nga | 565,2 |
8*1500*6000 | CT3 – DMZ | 565,2 |
8*1500*6000 | SS400 – TQ | 565,2 |
3.2. Bảng trọng lượng thép tấm dày 10 mm, 12 mm, 14 mm
Kích thước: T*R*D (mm) | Tiêu chuẩn | Trọng lượng (kg/tấm) |
10*1500*6000 | SS400 – TQ | 706,5 |
10*1500*6000 | SS400 – Nga | 706,5 |
10*1500*6000 K | SS400 – Nga | 706,5 |
10*1500*6000 | CT3 – KMK | 706,5 |
10*1500*6000 | CT3 – DMZ | 706,5 |
12*1500*6000 | SS400 – TQ | 847,8 |
12*1500*6000 | CT3 – DMZ | 847,8 |
14*2000*6000 | SS400 – TQ | 1318,8 |
14*2000*12000 | SS400 – NB | 989,1 |
14*1500*6000 | SS400 – TQ | 989,1 |
3.3. Bảng tra trọng lượng thép tấm dày 16mm, 18mm, 20mm, 25mm
Kích thước: T*R*D (mm) | Tiêu chuẩn | Trọng lượng (kg/tấm) |
16*1500*6000 | SS400 – Nga | 1130,4 |
16*2000*12000 | SS400 – TQ | 3014,4 |
16*2030*6000 | SS400 – TQ | 3059,6 |
16*2030*12000 | SS400 – TQ | 3059,61 |
16*2000*12000 | SS400 – NB | 3014,4 |
18*2000*12000 | SS400 – NB | 3391,2 |
20*2000*12000 | SS400 – TQ | 3768 |
20*2500*12000 | SS400 – TQ | 4710 |
22*2000*6000 | SS400 – TQ | 2072,4 |
25*2500*12000 | SS400 – TQ | 5887,5 |
3.4. Bảng trọng lượng thép tấm độ dày 30, 40, 50, 60, 100, 120, 150 mm
Kích thước: T*R*D (mm) | Tiêu chuẩn | Trọng lượng (kg/tấm) |
30*2000*12000 | SS400 – TQ | 5652 |
30*2400*12000 | SS400 – TQ | 7536 |
40*1500*6000 | SS400 – TQ | 2826 |
40*2000*12000 | SS400 – TQ | 7536 |
50*2000*6000 | SS400 – TQ | 4710 |
60*2000*6000 | SS400 – NB | Cân |
100*2000*6000 | SS400 – NB | cân |
120*2000*6000 | SS400 – NB | cân |
140*2000*6000 | SS400 – NB | cân |
150*2000*6000 | SS400 – NB | cân |
3.5. Quy cách, bảng tra trọng lượng thép tấm gân chống trượt
Kích thước: T*R*D (mm) | Tiêu chuẩn | Trọng lượng (kg/tấm) |
3*1,250*6,000 | SS400 – TQ | 199,125 |
3*1,500*6,000 | SS400 – TQ | 238,95 |
4*1,500*6,000 | SS400 – TQ | 309,6 |
5*1,500*6,000 | SS400 – TQ | 380,25 |
6*1,500*6,000 | SS400 – TQ | 450,9 |
Tham khảo: Cách tính khối lượng inox tấm
4. Thông tin thêm về tấm thép
4.1. Thép tấm là gì?
Thép tấm, hay còn gọi là thép dẹt, là loại thép được chế tạo thành dạng tấm với độ dày mỏng và nhiều kích thước khác nhau. Loại thép này thường được sử dụng trong ngành xây dựng.
Hiện tại, có nhiều loại thép tấm cơ bản như: thép tấm mạ kẽm, thép tấm chống trượt, thép tấm carbon, thép tấm cho kết cấu hàn, thép tấm chịu mài mòn và thép tấm dùng trong ngành hàng hải,…
4.2. Trọng lượng riêng của thép là gì?
Theo nghiên cứu, trọng lượng là lực hấp dẫn do trái đất tác động lên một vật. Trọng lượng riêng của thép được hiểu là trọng lượng của một mét khối thép. Đơn vị đo trọng lượng riêng của thép là kn.
4.3. Ưu điểm của thép tấm
- Thép tấm nổi bật với độ cứng cao, bền bỉ và khả năng chịu lực tốt. Điều này giúp hạn chế sự di chuyển của các phần tử sắt bên trong.
- Hàm lượng cacbon cao trong thép tấm gia tăng độ cứng so với sắt. Do đó, chọn thép thay vì sắt sẽ đảm bảo tính chắc chắn cho công trình trong quá trình thi công.
- Thép tấm dễ bảo quản và có tuổi thọ dài, giúp tiết kiệm một phần chi phí. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và nhiều yếu tố khác, thép tấm vẫn giữ được độ bền theo thời gian.
- Thép tấm có nhiều kích thước khác nhau, dễ dàng đáp ứng mọi yêu cầu của các mô hình dự án. Các cạnh của thép tấm được cắt gọn gàng, tăng tính thẩm mỹ trong quá trình thi công công trình. Người dùng có thể áp dụng thép tấm trong nhiều ngành nghề như: xây dựng tàu biển, sản xuất máy móc, chế tạo đồ điện tử gia đình và lĩnh vực vận tải
Có thể bạn quan tâm: Thép không gỉ là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng
Trong bài viết này, Inox Kim Vĩnh Phú đã trình bày cách tính trọng lượng tấm thép dựa trên kích thước và trọng lượng riêng. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho mọi người.