Với những ai làm việc trong ngành công nghiệp sản xuất cơ khí, điêu khắc thì có lẽ các loại máy áp dụng công nghệ CNC không còn xa lạ nữa. Vậy máy CNC là gì? Có các loại máy CNC nào? Công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy là gì? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau đây của Inox Kim Vĩnh Phú.
Mục lục bài viết
Máy CNC là gì?
CNC được viết tắt của computer numerical control là máy tính điều khiển số, một loại máy điều khiển tự động được hỗ trợ điều khiển qua các máy tính làm các công cụ gia công để biến các sản phẩm gia công đạt chuẩn các thông số đã được cài đặt sẵn.
Có thể nói rằng sự ra đời của máy CNC là một bước tiến lớn trong ngành công nghiệp sản xuất cơ khí. Chính nhờ sự tự động hóa mà máy CNC đem lại mà nhiều nhà máy sản xuất có thể gia công được những sản phẩm bất kỳ hoặc gia công khuôn để tạo ra sản phẩm bất kể chất liệu của sản phẩm được làm bằng gỗ, đá hay kim loại ,…
>>Xem thêm: Công nghệ CNC là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của CNC
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy CNC
Cấu tạo của máy dùng công nghệ CNC
Máy CNC có nhiều chi tiết phức tạp tuy nhiên về cơ bản, máy được cấu tạo bởi những bộ phận chính như sau:
- Bộ thay dao tự động
- Vỏ máy
- Hệ thống điều khiển
- Bàn xe dao
- Trục chính
- Hệ thống cấp nguồn
Nguyên lý hoạt động của máy CNC
Để máy CNC được đi vào hoạt động, cần phải thiết lập chương trình vào hệ thống máy tính. Máy tính có nhiệm vụ xử lý và điều khiển máy như đầu cắt, tốc độ cắt,… Theo chương trình đã được cài đặt sẵn để đi vào gia công sản phẩm.
Máy CNC có nhiều kích thước và công dụng khác nhau nhưng nguyên lý hoạt động chung của máy CNC như sau:
Máy CNC có một hoặc nhiều trục chính với tốc độ quay rất cao, đầu trục chính được gắn một đầu cắt có hình dạng như mũi khoan để cắt sản phẩm theo trục lên xuống. Thân máy có bàn giá để cố định sản phẩm và di chuyển theo các trục. Kết hợp với trục chính để đưa lưỡi cắt di chuyển theo bề mặt sản phẩm được thi công.
Các loại máy CNC trên thị trường
Dựa vào chức năng và hệ thống điều khiển mà mà máy CNC được chia thành những dạng như sau:
- Điều khiển điểm: máy khoan, khoét, máy hàn, máy đập là những loại máy gia công trên điểm nào đó xác định. Các điểm này là điểm như trong khái niệm toán học.
- Điều khiển theo dạng đoạn thẳng: là máy có khả năng gia công sản phẩm theo đường thẳng. Người dùng có thể cắt tùy ý theo đường thẳng đã vạch ra
- Điều khiển theo đường: loại này có thể gia công theo các đường được chỉ định trước. Loại máy điều khiển theo đường này bao gồm các máy: 2D, 3D, điều khiển 2D1/2, điều khiển 4D, 5D,…
Ngoài ra còn có các loại máy CNC chuyên biệt để điêu khắc tượng, kim loại, gỗ,…
>>Xem thêm: Máy Chấn CNC Là Gì? Tìm Hiểu Về Máy Chấn CNC
Ưu, nhược điểm của máy CNC
Ưu điểm
Bằng sự điều khiển của máy tính, máy có khả năng gia công những bề mặt sản phẩm phức tạp, tỉ mỉ mà con người khó có thể làm gia công được nên máy CNC có nhiều ưu điểm:
- Độ chính xác cao (gần như 100% so với bản vẽ ban đầu)
- Tiết kiệm thời gian, nhân công
- Có thể sản xuất sản phẩm hàng loạt
- Có thể thường xuyên cập nhập những chương trình mới trên máy tính
- Có khả năng vận hành ổn định, lâu dài và ít có lỗi.
Nhược điểm
Tuy nhiên, máy CNC cũng có những nhược điểm sau:
- Giá thành chế tạo máy và nhập khẩu khá cao.
- Rất ít khi hỏng nhưng một khi bị hỏng thì chi phí sửa chữa rất cao.
- Chỉ có người thành thạo máy mới điều khiển được máy nên người vận hành máy cũng bị hạn chế.
Ứng dụng của máy CNC
Máy CNC trong ngành công nghiệp gỗ
Với sự chính xác và thời gian nhanh chóng, máy CNC gần như có thể thay thế bàn tay của những nghệ nhân điêu khắc gỗ. Với những chi tiết phức tạp, máy CNC có thể tạo ra gần như chính xác hoàn hảo về độ chính xác và đảm bảo sự tỉ mỉ so với bản vẽ thiết kế. Từ đó nhà máy sản xuất, điêu khắc gỗ có thể tiết kiệm nhiều về thời gian, nhân công, nguyên vật liệu hơn trong quá trình tạo ra sản phẩm.
>>Xem thêm: Các loại máy cắt laser CNC phổ biến hiện nay
Trong công nghiệp sản xuất gia dụng, lắp ráp
Hiện nay, nhiều công ty sản xuất đồ gia dụng cũng đã áp dụng công nghệ máy CNC để đúc khuôn cho những sản phẩm của họ. Các khuôn đúc của máy CNC luôn đạt được những yêu cầu kỹ thuật khắt khe về những chi tiết tỉ mỉ như cắt gọt sạch sẽ, độ chính xác cao, đạt tiêu chuẩn thông số về chất lượng,…
Đối với những linh kiện thay thế thì làm linh kiện bằng máy CNC là biện pháp cuối cùng bởi máy CNC có thể tạo ra những sản phẩm linh kiện có độ chính xác gần như hoàn toàn giống với những linh kiện đã bị hư hỏng.
>>Xem thêm: 7 loại máy gia công cơ khí phổ biến
Những lưu ý khi mua máy CNC
Việc sở hữu một chiếc máy CNC là một điều tuyệt vời mà bất cứ ai trong ngành sản xuất công nghiệp cơ khí, chế tạo đều mong muốn. Tuy nhiên việc chi một số tiền khá lớn để mua máy CNC khá là khó nên khi mua được một chiếc máy CNC cần lưu ý những điều sau để không bị gặp những lỗi không đáng có.
Chỉ mua máy có kiểm chứng thông tin rõ ràng
Trước khi đưa ra quyết định mua máy, cần kiểm tra cẩn thận các thông tin cơ sở bán máy cung cấp như mã máy, hãng sản xuất,…. Nếu thấy có vấn đề thì không nên mua.
Xem quá trình máy vận hành trước khi mua
Bạn có thể yêu cầu cơ sở bán máy xem cách máy vận hành trong quá trình hoạt động. Nếu thấy máy hoạt động ổn định thì mới đưa ra quyết định mua sản phẩm này.
Chọn máy phù hợp với mục đích sử dụng
Nên tìm hiểu loại máy phù hợp với mục đích sử dụng của mình để tránh trường hợp mua về nhưng không sử dụng được với sản phẩm của mình.
Inox Kim Vĩnh Phú sử dụng máy CNC trong gia công sản phẩm từ nguyên vật liệu inox, xem các dịch vụ gia công có sử dụng dụng máy CNC tại link: https://inoxkimvinhphu.com/dich-vu/
Có thể bạn quan tâm: