Inox Kim Vĩnh Phú chuyên doanh:

  •  XNK và phân phối vật tư inox các dạng Tấm, cuộn, ống, hộp, láp, vê, la,… các chủng loại và Phụ kiện inox
  • DV gia công tấm inox: cắt CNC laser công suất lớn, bào V CNC, chấn CNC, hàn robot (mig, tig, laser,…)
Ngày đăng: 30/09/2024

So sánh inox 201 và 304: Đặc điểm, thành phần hóa học

Inox hiện nay là loại vật liệu được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực bởi tính bền bỉ, khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt trước tác động bên ngoài. Trong đó, inox 201 và 304 là được xem là 2 loại vật liệu được ưa chuộng nhất trong các loại inox. Vậy 2 loại inox này có điểm gì giống và khác nhau? Hãy cùng Inox Kim Vĩnh Phú so sánh inox 201 và 304 để hiểu rõ hơn về đặc tính và ứng dụng của chúng trong bài viết sau đây.

Tổng quan về inox 201 và inox 304

Inox 201 là gì?

Inox 201 là một loại thép không gỉ có cấu tạo từ mangan, nitơ và một ít niken. Với cấu tạo đặc biệt này nên inox 201 không thể tăng độ cứng nhưng có thể gia công nguội để tăng độ bền.

Một số đặc điểm nổi bật của inox 201 là: có khả năng chống ăn mòn cao, có khả năng chịu nhiệt tốt, an toàn với sức khỏe người sử dụng, tuổi thọ tương đối cao từ 15 – 20 năm,…

Inox 304 là gì?

Inox 304 là một loại hợp kim của thép với hàm lượng crom tối thiểu là 10.5% và hàm lượng cacbon là 1.2%. Đặc điểm nổi bật nhất của inox 304 là độ sáng bóng cao mang lại tính thẩm mỹ cho sản phẩm, ít bị mài mòn và hoen gỉ theo thời gian và có khả năng chịu lực tốt,… nên được ứng dụng hầu hết trong mọi lĩnh vực.

so sánh inox 201 và 304

Tham khảo: So sánh inox 316 và 316L: Thành phần, đặc tính, ứng dụng

So sánh inox 201 và 304 có gì giống và khác nhau?

Inox 201 và inox 304 đều là 2 loại thép không gỉ, được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Vậy 2 loại inox này có điểm gì giống và khác nhau? 

Điểm giống nhau của inox 201 và inox 304

Điểm giống nhau đầu tiên và dễ dàng nhận biết nhất của 2 loại inox này là đều có tên gọi khác là thép không gỉ. Chúng được cấu tạo từ các hợp kim như crom, mangan và nito. Inox 201 và 304 ít bị biến màu, có độ dẻo cao và phản ứng từ kém. Ngoài ra, chúng còn có khả năng chống oxy hóa tốt nên thường được dùng để sản xuất các sản phẩm gia dụng và thiết bị nhà bếp.

Điểm khác nhau của inox 304 và inox 201

Nếu chỉ tìm hiểu sơ qua về khái niệm của 2 loại inox này thì chúng ta rất khó để phân biệt được inox 304 và 201. Chính vì vậy để phân biệt được 2 loại inox này thì hãy xem qua bảng so sánh inox 201 và 304 với các đặc tính sau đây:

Đặc tínhInox 201Inox 304
Khả năng chống gỉThấp. Vì hàm lượng niken ít hơn so với inox 304.Cao. Vì cấu tạo có chứa thành phần niken và còn kết hợp thêm với lưu huỳnh, crom.
Độ cứng & khả năng gia côngĐộ cứng cao, khó gia công. Với thành phần chính là mangan nên inox 201 sẽ cứng hơn inox 304. Từ đó, khả năng uốn cong và dát mỏng cũng sẽ kém hơn

Hệ số đo độ cứng của inox 201 là 95 HRB.

Độ cứng thấp, dễ gia công. Inox 304 có khả năng kéo dãn dài nên dễ gia công, cắt laser inox, dễ dát mỏng, uốn và tạo hình. 

Hệ số đo độ cứng của inox 304 là khoảng từ 70 – 90 HRB.

Khả năng chống mài mònThấp. Vì hàm lượng crom thấp hơn inox 304 khoảng 2%.Cao. Vì hàm lượng crom cao hơn inox 201.
Khả năng nhiễm từ hút nam châm, nhưng chỉ hút nhẹ.Không hút nam châm.
Tuổi thọ/độ bềnThấp. Vì tính chống gỉ và chống ăn mòn thấp hơn inox 304 nên tuổi thọ có xu hướng ngắn hơn.

Tuy nhiên nếu sử dụng trong môi trường bình thường, được bảo quản và bảo dưỡng đúng cách thì tuổi thọ được kéo dài hơn.

Cao. Vì khả năng chống gỉ, chống ăn mòn tốt hơn inox 201 nên có thể kéo dài thời gian sử dụng và duy trì bề mặt sáng bóng ngay cả trong môi trường khắc nghiệt. 
Giá thànhGiá thành thấp. Vì thành phần cấu tạo của inox 201 chứa hàm lượng các nguyên tố có giá trị cao như Crom và Niken thấp hơn nên giá thành của vật liệu cũng có xu hướng thấp hơn. Giá thành cao. Vì thành phần cấu tạo chứa hàm lượng crom và niken cao, đồng thời còn sở hữu những tính chất nổi trội nên có giá thành khá cao.

Xem thêm: So sánh inox 304 và 316 cái nào tốt hơn? Cách nhận biết

Bảng so sánh thành phần hóa học

Tuy cả inox 201 và 304 đều là hợp kim của sắt, nhưng về hàm lượng cụ thể của các nguyên tố ở mỗi loại thì lại có sự khác nhau. Cụ thể như sau:

Tỷ lệ thành phầnInox 201Inox 304
Sắt72 – 82%66 – 74%
Crom16 – 18%18 – 20%
Niken3.5 – 5.5%8 – 10%
Carbon< 0.08%<0.08%
Mangan<5.5 %<2.0%
Silic<1.0%<1.0%
Lưu huỳnh<0.03%<0.03%
Phốt pho<0.045%<0.045%

Inox 201 và inox 304 loại nào tốt hơn?

Inox 201 và inox 304 đều là 2 loại inox có chất lượng tốt và được ứng dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Thông qua các tiêu chí so sánh inox 201 và 304 trên thì ta có thể thấy rằng 2 loại inox này có sự khác biệt. Mỗi loại inox đều có những ưu điểm nổi trội riêng. 

Nhiều ý kiến cho rằng, vì chất lượng và đặc điểm của cả 2 tương đương nhau nên những loại vật liệu được cấu tạo từ inox 201 đều có thể sử dụng inox 304 để thay thế. Tuy nhiên do giá thành của inox 304 cao hơn nên không được ưa chuộng bằng inox 201, chúng chỉ được lựa chọn khi thực sự cần thiết. 

Sau đây là một số ứng dụng cụ thể của 2 loại inox này để giúp bạn hiểu rõ hơn:

  • Trang trí ngoại thất: Không nên sử dụng inox 201 vì cần phải thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng gây hao tốn chi phí và thời gian
  • Trang trí nội thất: Cả 2 loại inox 201 và inox 304 đều sử dụng được. Nhưng để tiết kiệm chi phí thì nên sử dụng inox 201
  • Máy rửa chén, máy giặt: Nên sử dụng inox 304 vì khả năng chống ăn mòn cao hơn inox 201
  • Thiết bị chế biến thực phẩm: Nên sử dụng inox 304 vì chúng có độ bền cao hơn. Ngoài ra, trong môi trường có độ PH < 3 thì không nên sử dụng inox 201
  • Nồi, chảo chế biến thức ăn: Cả 2 loại inox 201 và 304 đều có thể sử dụng được. Tuy nhiên inox 304 được ưu tiên sử dụng vì có khả năng chống ăn mòn, chống gỉ tốt hơn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn
  • Lĩnh vực năng lượng hạt nhân, hóa chất, dầu khí: Không thể dùng inox 201, có thể dùng inox 304

Cách nhận biết inox 201 và 304

Quan sát bằng mắt thường

Để phân biệt được 2 loại inox này chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường. Dựa vào 2 đặc điểm sau đây mà chúng ta có thể nhận biết được chúng như sau:

  • Kiểm tra nhãn trên các mẫu inox 304 và 201 vì chúng thường được đánh dấu trên loại inox tương ứng
  • Quan sát bề mặt inox, inox 304 thường có bề mặt sáng bóng và mịn hơn so với inox 201

Tuy nhiên cách nhận biết inox 201 và 304 bằng mắt thường khá khó khăn, đặc biệt khi các sản phẩm inox đều có thể được gia công và xử lý bề mặt nên sẽ có bề ngoài giống nhau.

Do đó bạn cũng có thể tham khảo thêm những cách phân biệt inox 201 và 304 khác sau đây.

Phân biệt bằng phương pháp vật lý

Để phân biệt inox 201 và 304 chúng ta có thể sử dụng nam châm. Vì inox 304 có tính từ thấp hơn nên sẽ không hút nam châm hoặc hút yếu khi đưa lại gần. Ngược lại với inox 201 sẽ hút nam châm mạnh hơn và khó tách ra.

Tuy nhiên cách này chỉ được áp dụng với những mẫu inox có độ dày tương đối lớn.

Phân biệt bằng phương pháp hóa học

Ngoài phương pháp vật lý và quan sát bằng mắt thường thì chúng ta cũng có thể phân biệt inox 201 và 304 bằng các phương pháp hóa học như sau:

  • Sử dụng axit: Khi cho axit tương tác với inox, nếu thấy hiện tượng sủi bọt thì đó là inox 201, còn với inox 304 sẽ không có bất kỳ phản ứng gì
  • Sử dụng thuốc chuyên dụng: Khi sử dụng các loại thuốc chuyên dụng, inox 304 sẽ chuyển sang màu xanh trong khi đó inox 201 sẽ chuyển sang màu gạch

Bài viết này của Inox Kim Vĩnh Phú đã tổng hợp đầy đủ những thông tin giúp bạn có thể so sánh inox 201 và 304 cũng như cách phân biệt chúng. Hy vọng qua đây sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được loại inox phù hợp với nhu cầu sản xuất của mình. Nếu bạn đang tìm đơn vị cung cấp vật tư inox chất lượng thì hãy liên hệ ngay với Inox Kim Vĩnh Phú qua số hotline: 0981 776 847 để được tư vấn thêm.

lòng tin là tài sản, chất lượng là giá trị cốt lõi

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KIM VĨNH PHÚ

Địa chỉ: 435 Đại Lộ Bình Dương, KP. Nguyễn Trãi, P. Lái Thiêu, TP. Thuận An, Tỉnh Bình Dương

Phòng tư vấn bán hàng: 0981 776 847

Email: inoxvinhphu@gmail.com

Website: inoxkimvinhphu.com

YÊU CẦU BÁO GIÁ