Tính nhiễm từ là gì? Những lý do khiến kim loại như sắt và thép bị nhiễm từ? Tại sao sắt có nhiều từ tính hơn thép? Đây là những câu hỏi rất thường gặp khi chúng ta nghiên cứu đề tài “sự nhiễm từ của sắt”. Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết – dễ hiểu nhất về hiện tượng nhiễm từ của thép. Mời các bạn cùng tìm hiểu!
Mục lục bài viết
Nhiễm từ là gì?
Đầu tiên, để hiểu từ tính là gì, chúng ta cần xem lại khái niệm về từ tính, vậy từ tính là gì? Theo Wikipedia thì từ tính được định nghĩa như sau:
Từ tính (tiếng Anh: magnetic property) là một tính chất của vật liệu hưởng ứng dưới sự tác động của một từ trường. Từ tính có nguồn gốc từ lực từ, lực này luôn đi liền với lực điện nên thường được gọi là lực điện từ. Lực điện từ là một trong bốn lực cơ bản của tự nhiên. Sự liên hệ giữa lực từ, lực điện, và nguồn gốc của chúng được cho bởi hệ phương trình Maxwell. Lực điện từ sinh ra khi các hạt tích điện chuyển động ví như các điện tử chuyển động trong dòng điện, hoặc trên quan điểm lượng tử thì lực điện từ gây ra bởi chuyển động quỹ đạo và spin của điện tử trong nguyên tử.
Vì sao sắt thép lại bị nhiễm từ?
Sắt là chất có từ tính mạnh do có cấu tạo đặc biệt về mặt điện từ: sắt (Fe) có nhiều miền từ tự nhiên bên trong là các kim nam châm nhỏ. Trong những trường hợp bình thường, việc sắp xếp các kim nam châm lộn xộn và sắt không có từ tính. Khi ta đặt một thanh sắt trong từ trường ngoài, các kim nam châm này sẽ thẳng hàng với từ trường ngoài làm cho thanh sắt trở thành vật có từ tính.
Sắt là vật nhiễm từ mạnh nên phản ứng mạnh với từ trường ngoài nên sắt còn được gọi là “sắt từ”.
Tìm hiểu hiện tượng nhiễm từ của sắt và thép
Nam châm điện cực mạnh có thể hút các phương tiện nặng hàng chục tấn, điều mà nam châm vĩnh cửu không làm được.
Tất cả bắt nguồn từ các tính chất khác nhau của thép – hai vật liệu chính tạo nên nam châm điện và nam châm vĩnh cửu. Vì vậy, làm thế nào chính xác điều này giải thích nó?