Để gia tăng tuổi thọ và duy trì chất lượng bề mặt inox, quy trình thụ động hóa inox được áp dụng. Đây là một quá trình xử lý bề mặt giúp inox duy trì khả năng chống ăn mòn tối ưu. Bài viết này của Inox Kim Vĩnh Phú sẽ giúp bạn hiểu rõ về quy trình thụ động hóa inox, cơ chế hoạt động, cũng như những lợi ích và tiêu chuẩn quan trọng trong ngành.
Nội dung bài viết
Thụ động hóa inox là gì?
Thụ động hóa inox là một kỹ thuật xử lý bề mặt inox bằng cách hình thành một lớp oxit mỏng trên bề mặt, chủ yếu là crom oxit (Cr₂O₃), hoạt động như một lớp bảo vệ vô hình giúp chống lại các tác nhân gây ăn mòn từ môi trường bên ngoài.

Thụ động hóa inox là kỹ thuật xử lý bề mặt
Thụ động hóa inox giúp inox trở nên bền hơn, ít bị oxy hóa và giữ được vẻ ngoài sáng bóng lâu dài. Đây là bước quan trọng trong sản xuất thiết bị công nghiệp, y tế, hàng không vũ trụ và nhiều lĩnh vực khác sử dụng inox.
Xem thêm: Inox ăn mòn là gì? Các phương pháp ăn mòn và ứng dụng
Cơ chế tạo nên quá trình thụ động hóa
Cơ chế thực hiện thụ động hóa inox được thực hiện bằng cách áp dụng dung dịch hóa chất đặc biệt (thường chứa axit nitric hoặc axit citric) lên bề mặt kim loại. Dung dịch này có nhiệm vụ loại bỏ tạp chất, bụi bẩn và tàn dư oxit sắt, đồng thời kích thích quá trình hình thành lớp crom oxit (Cr₂O₃) ổn định. Lớp oxit này giúp kim loại trở nên “thụ động”, tức là không phản ứng với các tác nhân ăn mòn từ môi trường.
Quá trình thụ động hóa thường được thực hiện kết hợp với các phương pháp xử lý bề mặt khác như mạ điện phân, giúp tăng cường khả năng bảo vệ kim loại và cải thiện tính thẩm mỹ của bề mặt vật liệu.
Các phương pháp thụ động hóa inox phổ biến
Hiện nay, có ba phương pháp thụ động hóa inox phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm: thụ động hóa tự nhiên, thụ động hóa bằng axit và thụ động hóa bằng điện hóa.
Thụ động hóa tự nhiên
Inox có khả năng tự tạo một lớp oxit bảo vệ khi tiếp xúc với không khí, nhờ vào thành phần crom (Cr) có trong hợp kim. Khi bề mặt inox tiếp xúc với oxy, một lớp oxit crom tự nhiên sẽ hình thành, giúp bảo vệ kim loại khỏi quá trình ăn mòn.
Tuy nhiên, thụ động hóa tự nhiên diễn ra khá chậm, và lớp oxit tạo thành có thể không đồng đều, dẫn đến hiệu quả bảo vệ không cao. Do đó, trong sản xuất công nghiệp, phương pháp này ít được sử dụng, thay vào đó người ta áp dụng các phương pháp thụ động hóa bằng hóa chất hoặc điện hóa để đảm bảo chất lượng bề mặt inox.
Thụ động hóa bằng axit
Phương pháp thụ động hóa bằng axit là phương pháp phổ biến nhất hiện nay, thường được sử dụng trong ngành công nghiệp cơ khí, sản xuất thiết bị inox và gia công kim loại.

Phương pháp thụ động hóa
Phương pháp này được thực hiện bằng cách ngâm inox vào dung dịch axit nitric (HNO₃) hoặc axit citric, giúp loại bỏ các oxit sắt và tạp chất trên bề mặt kim loại. Sau khi xử lý bằng axit, inox được rửa sạch bằng nước và sấy khô để hoàn thành quá trình thụ động hóa inox.
Thụ động hóa bằng điện hóa
Thụ động hóa bằng điện hóa là một phương pháp hiện đại, sử dụng dòng điện để tạo lớp bảo vệ oxit trên bề mặt inox.
Trong đó, inox được đặt vào một bể dung dịch điện phân, trong đó nó đóng vai trò là cực dương (anot). Sau đó, áp dụng một mức điện áp phù hợp, làm tăng tốc quá trình hình thành lớp oxit crom trên bề mặt inox.
Phương pháp này thường được sử dụng hiệu quả cho các sản phẩm có hình dạng phức tạp, chi tiết nhỏ hoặc bề mặt khó tiếp cận. Cụ thể trong ngành sản xuất thiết bị y tế, linh kiện điện tử, thực phẩm và hàng không có yêu cầu chất lượng bề mặt inox cao nhất.
Lợi ích của phương pháp thụ động hóa inox
Thụ động hóa inox đem đến nhiều lợi ích quan trọng trong ngành, cụ thể như:
- Tăng cường khả năng chống ăn mòn: Lớp oxit crom tạo thành sau quá trình thụ động hóa giúp inox có khả năng chống ăn mòn vượt trội, ngay cả trong môi trường nhiệt độ cao, độ ẩm cao, tiếp xúc với axit và nước muối. Giúp kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, giảm thiểu chi phí bảo trì và thay thế.
- Cải thiện tính thẩm mỹ: Inox sau khi thụ động hóa có bề mặt sáng bóng, mịn màng, không bị xỉn màu hay ố vàng. Đáp ứng yêu cầu tính thẩm mỹ cao trong các ngành như kiến trúc, trang trí nội thất, sản xuất đồ gia dụng và thiết bị nhà bếp.
- Dễ dàng vệ sinh và bảo trì: Bề mặt inox đã thụ động hóa có khả năng chống bám bẩn, chống vi khuẩn và hạn chế sự bám dính của dầu mỡ, hóa chất. Điều này giúp việc vệ sinh và bảo trì trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và công sức.
- An toàn cho sức khỏe và môi trường: Quá trình thụ động hóa bằng axit citric và điện hóa không sử dụng các hóa chất độc hại, giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, trong các ngành sản xuất thực phẩm, y tế và dược phẩm, việc sử dụng inox thụ động hóa giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn chất lượng cao.
Quy trình thụ động hóa inox
Quá trình thụ động hóa inox bao gồm 3 bước quan trọng, giúp đảm bảo bề mặt kim loại đạt được tính chất chống ăn mòn tối ưu.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt kim loại
Trước khi tiến hành thụ động hóa, bề mặt kim loại cần phải được làm sạch hoàn toàn, loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, dầu mỡ công nghiệp còn sót lại hoặc gỉ sét hay lớp oxit không mong muốn
Quá trình này giúp tạo điều kiện lý tưởng để lớp màng oxit hình thành đồng đều, từ đó nâng cao hiệu quả bảo vệ bề mặt.

Quy trình thụ động hóa inox
Bước 2: Thực hiện quá trình thụ động hóa
Sau khi làm sạch, kim loại sẽ được ngâm vào dung dịch hóa chất chuyên dụng nhằm tạo ra lớp màng bảo vệ oxit.
Sau khi hoàn tất quá trình thụ động hóa inbox, kim loại sẽ được rửa sạch bằng nước khử ion và sấy khô để lớp thụ động ổn định trên bề mặt.
Bước 3: Kiểm tra và bảo trì lớp thụ động
Sau khi thực hiện thụ động hóa, cần tiến hành kiểm tra chất lượng bề mặt để đảm bảo lớp bảo vệ đạt tiêu chuẩn yêu cầu.
Giải đáp câu hỏi thường gặp về thụ động hóa
1. Thụ động hóa có giống với mạ điện phân không?
Không giống nhau! Thụ động hóa là quá trình xử lý hóa học nhằm tạo ra một lớp màng oxit bảo vệ tự nhiên trên bề mặt kim loại, còn mạ điện phân là quá trình phủ một lớp kim loại khác lên bề mặt kim loại gốc bằng cách sử dụng dòng điện.
2. Thời gian thực hiện thụ động hóa khoảng bao lâu?
Trung bình quá trình này kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Với những sản phẩm đòi hỏi độ chính xác cao, quá trình có thể mất nhiều thời gian hơn để đảm bảo chất lượng.
Thời gian thụ động hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Loại kim loại cần xử lý, phương pháp thụ động hóa (hóa học, điện hóa), yêu cầu về độ dày lớp oxit…
3. Lớp thụ động hóa có tồn tại vĩnh viễn trên bề mặt vật liệu không?
Không! Lớp thụ động không tồn tại mãi mãi mà cần được bảo trì định kỳ. Do đó, cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng bề mặt kim loại. Nếu lớp oxit bị ảnh hưởng, có thể thực hiện lại quy trình thụ động hóa inox để tái tạo lớp bảo vệ.
Thụ động hóa inox là một bước quan trọng trong ngành gia công kim loại, giúp tăng cường khả năng chống ăn mòn, kéo dài tuổi thọ và duy trì tính thẩm mỹ của sản phẩm. Nếu bạn đang tìm giải pháp kỹ thuật tối ưu để bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn – Thụ động hóa là phương pháp hiệu quả, tiết kiệm chi phí và an toàn với môi trường, bạn có thể tham khảo để ứng dụng!