Hợp kim và thép không gỉ cái nào tốt hơn là câu hỏi thường được đem lên bàn cân so sánh trong quá trình chọn nguyên vật liệu sản xuất. Vậy chúng ta nên chọn loại thép nào? Cùng tìm hiểu ngay thông qua bài viết của Inox Kim Vĩnh Phú nhé!
Mục lục bài viết
Thép không gỉ là gì?
Thép không gỉ, còn được gọi là inox, là một loại hợp kim sắt chứa ít nhất 10,5% crom và có thể có các nguyên tố khác như nickel, molybdenum,… Sự kết hợp của các nguyên tố này tạo ra một vật liệu có khả năng chống ăn mòn và oxi hóa, làm cho thép không gỉ khá khác biệt so với thép cacbon thông thường.
Ưu điểm của thép không gỉ
Inox được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực và ngành công nghiệp nhờ vào các ưu điểm có thể kể đến như:
- – Chống ăn mòn tốt: Thép không gỉ có khả năng chống ăn mòn cao hơn so với thép carbon và các loại kim loại khác. Do đó nó được dùng trong các ứng dụng đòi hỏi tính bền vượt trội trong môi trường ăn mòn.
Xem thêm: Hợp kim của sắt là gì? Tìm hiểu về các hợp kim của sắt
- – Chịu nhiệt và chống oxy hóa: Chịu nhiệt và chống oxy hóa tốt là ưu điểm giúp chúng được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng đòi hỏi tính bền vượt trội ở nhiệt độ cao.
- – Dễ dàng gia công: Có độ cứng thấp hơn so với các loại vật liệu khác. Chính ưu điểm này giúp cho thép không gỉ dễ dàng gia công và chế tạo thành các sản phẩm có hình dáng phức tạp.
- – Độ bóng và độ sáng cao: Thép không gỉ có khả năng giữ được độ bóng và độ sáng cao nên được sử dụng trong các ứng dụng về trang trí và thiết kế nội thất.
- – Dễ dàng vệ sinh: Ít bị ăn mòn, gỉ sét nên thép không gỉ rất dễ vệ sinh. Vậy nên chúng thường được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi tính vệ sinh cao như trong ngành thực phẩm và y tế.
Nhược điểm
Mặc dù thép không gỉ có nhiều ưu điểm, như đã đề cập ở trên, song song đó nó cũng có một số nhược điểm cần lưu ý:
- Chi phí cao: Thép không gỉ được sản xuất với các nguyên tố như crom, niken, molybdenum,… Những nguyên tố này có giá khá đắt cộng với đó là quy trình sản xuất phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao, vì thế nên giá thành của thép không gỉ cũng cao hơn so với các vật liệu thông thường khác.
- Dễ bám bẩn: Thép không gì dễ bị bám bẩn và lưu lại vết ố khi không được vệ sinh thường xuyên. Do đó, đòi hỏi người dùng các sản phẩm làm từ thép không gỉ phải thường xuyên vệ sinh và lau chùi để giữ được độ sáng của loại vật liệu này.
Thép hợp kim là gì?
Hợp kim là hỗn hợp rắn của nhiều nguyên tố kim loại hoặc giữa nguyên tố kim loại với nguyên tố phi kim. Hợp kim mang tính kim loại (dẫn nhiệt cao, dẫn điện, dẻo, dễ biến dạng, có ánh kim…). Chất liệu này được ứng dụng phổ biến trong công nghiệp nhiệt điện và một số lĩnh vực khác của đời sống.
Ưu điểm
Thép hợp kim thường được lựa chọn làm vật liệu chính để sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp với các ưu điểm nổi bật sau:
- Độ bền và cứng cao: Sự kết hợp nhiều thành phần kim loại đã tạo nên một hợp kim có tính chịu lực và va đập tốt. Từ đó độ bền và cứng trở thành một ưu điểm vượt trội của hợp kim.
- Chống ăn mòn: Nhờ có thêm khi có thêm những kim loại như crom, niken,.. hợp kim có tính chống ăn mòn tốt hơn so với các vật liệu kim loại nguyên chất, chúng có thể chống ăn mòn trong cả môi trường axit, bazơ và muối.
- Khả năng chịu nhiệt: Hợp kim có thể duy trì tính cơ học và ổn định ở nhiệt độ cao, không bị biến dạng, nóng chảy dù ở nhiệt độ 2000 độ C, do đó thường được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng yêu cầu chịu nhiệt, như trong lò nung, ống dẫn nhiệt và các thiết bị công nghiệp.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, một nhược điểm của thép hợp kim cần lưu ý là quá trình gia công loại vật liệu này khá khó khăn. Với độ cứng cao của thép hợp kim, chúng đòi hỏi các phương pháp và công nghệ gia công đặc biệt, dẫn đến việc tăng chi phí gia công, đòi hỏi kỹ thuật và kỹ năng chuyên môn cao.
Hợp kim và thép không gỉ cái nào tốt hơn?
Để có thể chọn được loại vật liệu phù hợp cho mục đích sử dụng, hợp kim và thép không gỉ có thể được so sánh như sau:
Tiêu chí | Hợp kim | Thép không gỉ |
Thành phần | Kết hợp các kim loại với nhau hoặc giữa nguyên tố kim loại và nguyên tố phi kim với nhau. | Thành phần chính là sắt và carbon. Ngoài ra nó còn chứa từ 10.5% Crom và các thành phần khác như Niken, Biobium,… |
Khả năng chống ăn mòn | Cao | Cao |
Độ bền | Cao | Trung bình |
Khả năng chịu nhiệt | Cao | Kém |
Giá thành | Tùy thuộc vào thành phần hợp kim mà giá thành sẽ khác nhau. | Trung bình |
Tóm lại, thép không gỉ và thép hợp kim có những khác biệt cơ bản về thành phần chính, khả năng chống ăn mòn, độ bền, khả năng chịu nhiệt và giá thành. Sự lựa chọn giữa hai loại này sẽ phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của thành phẩm cuối cùng.